Kỹ thuật nuôi ong lấy mật hiệu quả cao

Thứ 7, 21/10/2023 | 09:26 GMT+7

Nghề nuôi ong lấy mật là một nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên nghề này chưa được phổ biến rộng. Một số hộ gia đình chỉ nuôi theo các biện pháp thủ công truyền thống nên chưa khai thác được hết hiệu quả từ bầy ong. Để biết thêm về cách nuôi ong lấy mật, bà con hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

> Kỹ thuật nuôi ong: chăm sóc, tạo chúa, chia đàn, lấy mật 

> Những kinh nghiệm quản lý và nuôi ong theo thời vụ

> Tìm hiểu kỹ thuật nuôi ong rừng lấy mật

Môi trường sống của ong

Bà con nên chọn địa điểm nuôi ong gần nguồn mật, phấn hoa, khoảng cách kiếm ăn hiệu quả từ tổ ong đến nguồn thức ăn khoảng 500 – 700 m.

Sử dụng loại thùng gỗ có kích thước 45cm x 25cm. Để ong dễ nhận biết tổ của mình và chống ẩm mốc bạn hãy sơn màu cho thùng.

Thùng nuôi ong cần đặt ở vị trí thoáng mát, cách mặt đất 30cm. Mỗi thùng đặt từ 5-6 cầu ong và các thùng cách nhau 3-4 mét.

Chỗ đặt thùng ong cần bằng phẳng, khô ráo, mát về mùa Hè, ấm về mùa Đông, không ngập lụt về mùa mưa; trong điều kiện có đầy đủ nguồn mật, phấn nên bố trí đặt trại ong với mật độ 40 đàn/ha, khoảng cách giữa các trại ong tối thiểu 2 km đối với những trại có quy mô tối đa 100 thùng.

Bà con lưu ý, luôn luôn điều chỉnh để nhiệt độ trong tổ ở mức 35 độ C. Độ ẩm trong tổ cũng cần điều chỉnh ở mức khoảng 95%.

Chọn giống

Bà con cần chọn ong giống có nguồn gốc rõ ràng. Ong chúa dưới 6 tháng tuổi, không nhiễm bệnh ấu trùng; quân đậu kín 2 mặt cầu; bánh tổ mới, màu vàng và có đủ trứng, ấu trùng, nhộng, mật phấn dự trữ.

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc ong

Một đàn ong mật thường sống thành đàn, trong đàn gồm có các loại ong như ong chúa, ong đực và ong thợ.

Bình thường mỗi đàn ong chỉ có duy nhất một con ong chúa. Ong chúa là cá thể duy nhất có khả năng sinh sản giúp duy trì đàn ong. Đóng vai trò điều tiết của hoạt động của đàn ong.

Ong đực có nhiệm vụ duy nhất đó là giao phối với ong chúa. Ong đực sống từ 50 - 60 ngày. Sau khi giao phối với ong chúa ong đực sẽ bị chế. Hoặc khi đàn ong thiếu thức ăn chúng sẽ bị ong thợ đuổi ra ngoài và sẽ bị chết đói.

Ong thợ là loại ong có số lượng đông nhất trong đàn. Chúng có bộ phận sinh sản phát triển không đầy đủ. Ong thợ có cấu tạo cơ thể phù hợp với vai trò nuôi ấu trùng, thu mật và phấn hoa...Tuổi thọ của ong thợ chỉ kéo dài từ 5 - 8 tuần . Một số ong thợ có vai trò làm nhiệm vụ trinh sát, bay đi tìm các nguồn mật, phấn hoa để thông báo cho các ong thu hoạch biết và đến đó để hút mật.

Trong quá trình nuôi cần thường xuyên kiểm tra duy trì những ong chúa tốt cho mỗi đàn. Ong chúa tốt sẽ đẻ nhiều trứng và trứng có tỷ lệ thụ tinh cao nên nhân đàn rất nhanh. Những ong chúa đã già không còn sức đẻ thì hãy thay thế những ong chúa khác, bằng cách di chuyển ong chúa từ tổ khác sang hoặc kích thích đàn ong tạo ong chúa, dùng mũ chúa giả để dụ ong chúa đẻ trứng.

Trong quá trình nuôi ong nếu xuất hiện hiện tượng chia đàn. Chúng ta có thể xử lý bằng cách:

Nếu là đàn ong ít quân thì thay ong chúa cũ bằng ong chúa mới, việc này nên tiến hành vào lúc nguồn hoa phong phú. Hãy cho thêm tầng chân, quay mật hoặc chuyển cầu mật cho đàn khác, nới rộng khoảng cách cầu và bỏ vật chống rét ra ngoài, vặt các mũ chúa và cắt bỏ lỗ tổ ong đực.

Nếu là đàn ong mạnh, chúng sẽ tự chủ động chia đàn. Cần cho ong ăn đầy đủ, sau khi ong chia đàn mới hãy chọn những mũ chúa thẳng dài ở vị trí trống như ở 2 góc và dưới bánh tổ.

Đàn ong chia đàn tự nhiên ngay sau khi ổn định có thể cho đàn ong xây tầng chân. Đàn ong gốc chỉ giữ lại 1 mũ ong chúa tốt nhất để thay chúa còn lại cắt bỏ tất cả các mũ chúa đi.

Cần quan sát và chăm sóc cẩn thận khi tiến hành kĩ thuật chia đàn và xử lý chia đàn tự nhiên để tạo số lượng và tổ chức hợp lý cho mỗi đàn ong.

Trong quá trình nuôi ong bà con hãy chú ý thay cầu ong (hay bánh tổ ong) định kỳ. Vì các cầu ong này sau một thời gian nuôi sẽ bị bẩn do tích chứa phân ong, điều này sẽ làm cho ong chúa không thể đẻ trứng vào được ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của đàn ong. Bà con có thể tìm mua những bánh tổ ong mới nhân tạo và chỉ cần đặt vào thùng là ong có thể xây thành tổ rất nhanh.

Bên cạnh đó, bà con cần bổ sung thức ăn cho đàn ong khi vào mùa mưa hoặc vùng không có hoa cho mật, cần phải bổ xung mật bằng phương pháp cho ăn xirô đường. Cứ 1kg đường trộn với 0.8kg nước ta được hỗn hợp xirô đường, bỏ vào máng để trên xà cầu cho ong tự bò lên ăn, cho ăn vào chiều tối.

Hãy quan sát nếu riềm mật ở cầu bị ăn giựt góc là cho ăn đủ còn không thì bớt đường hoặc tăng thêm.

Bà con cũng có thể tạo phấn nhân tạo bằng hai phương pháp phổ biến sau:

Phương pháp cho ăn trong cầu: Lấy cầu không đưa hỗn hợp phấn nhân tạo khô: Đậu nành (rang và xay nhiễn) 10kg, phấn hoa khô 2kg, đường 10kg, Vitamin bổ xung 0.4kg, xoa đều trên mặt cầu, và rưới nước mật loãng lên trên cho ướt hết mặt cầu. Sau đưa cầu phấn này vào vị trí cầu phấn.

Phương pháp cho ăn trên cầu: Hỗn hợp phấn nhân tạo khô đậu nành (rang va xay nhiễn)10kg, phấn hoa khô 10kg, vitamin bổ xung 0.4kg, nhồi hỗn hợp này trong mật (có thêm ít nước) để được mật hỗn hợp như bột bánh mì (không khô quá cũng không nhão quá). Bỏ trên xà cầu mỗi đàn một cục bằng cái chén cơm, cho ong bò lên ăn.

Một số bệnh thường gặp ở ong

Thối ấu do thức ăn: Do sử dụng loại đường xấu cho ong ăn hoặc nguồn phấn có chất làm thối ấu trùng. Ấu trùng sẽ bị xẹp xuống và thối nhũn. Với bệnh này ta chỉ cần đổi thức ăn hoặc bổ sung nguồn vitamin cần thiết vào xirô đường để cho ong ăn.

Thối ấu trùng do vi khuẩn: Ấu trùng 4 ngày bị xẹp xuống hoặc có lại sau đó ong tự gắp bỏ đi đó là dấu hiệu của đàn ong bị thối ấu trùng do vi khuẩn.

Cách ly đàn bệnh: Khi phát hiện ta cách ly đàn bệnh đi xa khỏi trại ong và dùng kháng sinh để trị bệnh cho ong (trong mùa không khai thác các sản phẩm như mật, sữa…). Khi đàn ong khỏi bệnh mới nhập trở lại (phương pháp này có nhược điểm là mật ong sẽ có kháng sinh không thể sử dụng được)

Nhốt chúa vào lồng: Nhốt chúa cho đến khi đàn ong không còn trứng, trùng, nhộng. Thả chúa và bỏ bớt cầu cho thật đông quân (nguyên tắc là đàn ong mạnh sẽ tự vượt qua được bệnh). Phương pháp này không sử dụng kháng sinh.

Thu hoạch mật ong

Trước khi thu hoạch cần rửa sạch, phơi khô máy quay mật, dao cắt vít nắp, lưới lọc mật, đồ chứa mật. Nơi quay mật phải sạch sẽ.

Quay mật khi thấy ong đi làm nhiều, các bánh tổ có lỗ tổ mật vít nắp trắng, cơi cao (trên 70% lỗ tổ mật vít nắp), trên cây có khoảng 20 – 25% hoa nở.

Nên quay vào buổi sáng để mật đặc hơn, không lẫn mật mới lấy về.

Các bước thu hoạch mật: Rũ ong khỏi cầu, dùng dao sắc hớt nhẹ vít nắp lỗ tổ mật, đưa dao từ dưới lên trên tránh làm vỡ các lỗ tổ. Đặt các cầu đã cắt vít nắp vào khung máy quay; quay đều tay với tốc độ tăng dần, khi hết mật thì giảm dần tốc độ để bánh tổ không bị vỡ và ấu trùng không bị văng ra. Trả bánh tổ đã quay vào đàn để ong ủ ấm ấu trùng.

Lọc mật bằng vải màn hoặc lưới inox có mặt lưới từ 8 đến 32 lỗ/cm2.

Sau đó bảo quản mật trong can, chai, có nút đậy kín; để nơi thoáng, mát; không để gần các chất có mùi như dầu hoả, mắm tôm…

 

Chia sẻ

Chăn nuôi

Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa
Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa

69 view | Thứ 7, 02/11/2024 | 08:29 GMT+7

Con vật từng bán đắt như vàng nay vừa nuôi vừa khóc
Con vật từng bán đắt như vàng nay vừa nuôi vừa khóc

529 view | Thứ 3, 25/06/2024 | 08:47 GMT+7

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi trâu thịt
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi trâu thịt

576 view | Thứ 3, 28/05/2024 | 16:33 GMT+7

Kỹ thuật nuôi chồn hương chi phí thấp, lợi nhuận cao
Kỹ thuật nuôi chồn hương chi phí thấp, lợi nhuận cao

1114 view | Thứ 5, 11/04/2024 | 08:20 GMT+7

Phương pháp ủ chua thức ăn cho gia súc mùa Đông
Phương pháp ủ chua thức ăn cho gia súc mùa Đông

952 view | Thứ 4, 07/02/2024 | 09:17 GMT+7

Hướng dẫn trồng chuối Laba cho năng suất cao
Hướng dẫn trồng chuối Laba cho năng suất cao

48 view | Thứ 2, 11/11/2024 | 08:35 GMT+7

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa loa kèn
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa loa kèn

62 view | Thứ 2, 14/10/2024 | 08:12 GMT+7

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây địa liền
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây địa liền

73 view | Thứ 2, 07/10/2024 | 08:43 GMT+7

Các biện pháp phòng bệnh cho cá thời điểm giao mùa
Các biện pháp phòng bệnh cho cá thời điểm giao mùa

146 view | Thứ 2, 30/09/2024 | 09:18 GMT+7


TOP VIEW