Nhiều giống cỏ trồng một lần thu hoạch nhiều năm, mùa khô đốt đồng mùa mưa sang năm lại nảy chồi lên mới. Cỏ trồng trên diện tích lớn bé thế nào cũng được, không sợ chim, chuột phá hoại, không sợ thoái hóa giống khi trồng xen, trồng lẫn mỗi khi chúng ra hoa, kết hạt, không sợ sâu hại, dịch bệnh.
>>> Xem thêm: Cách trồng và chăm sóc cỏ nhung nhật
Năm 2016, Trung tâm Khuyến nông Ninh Bình đã triển khai mô hình trồng giống cỏ Varisme số 6 (VA06) mang lại lợi ích kép cho nông dân. Cỏ VA06 là giống cỏ được lai tạo giữa giống cỏ voi quen thuộc của chúng ta với giống cỏ đuôi sói ở châu Mỹ. Cây lai có được những tính trạng vượt trội. Ngay năm đầu tiên nó đã có thể đạt năng suất từ 225-375 tấn/ha. Tới năm thứ 2, năng suất có thể đạt tới 480 tấn/ha. Nó sẽ giữ năng suất đó tới tận lúc chúng ta trồng lại (sau 6 năm).
Trồng cỏ VA06 không phải tốn nhiều phân bón, chủ yếu là urê với liều lượng 400 - 500kg/ha/năm chia đều để bón thúc sau mỗi lần thu hoạch. Thực tế mô hình cho thấy hiệu quả của trồng cỏ cao hơn hẳn so với trồng lúa. Trồng 1ha lúa cho năng suất 12 tấn/năm, đạt 60 - 80 triệu đồng/ha/năm, sau khi trừ chi phí nông dân có lãi khoảng 30 triệu/ha/năm. Chuyển sang trồng cỏ VA06 cho năng suất 250 - 300 tấn/ha/năm, đạt 125 - 150 triệu đồng/ha/năm, sau khi trừ chi phí còn lãi từ 80 - 90 triệu đồng/ha/năm. Như vậy, hiệu quả kinh tế từ trồng cỏ VA06 cao hơn khoảng 50 - 60 triệu/ha/năm so với trồng lúa.
Người chăn nuôi nếu nuôi 20 con bò, mỗi ngày cần 500kg cỏ, 1 tháng nhu cầu là 15 tấn cỏ (tương đương 7,5 triệu đồng), với bò thịt tăng trọng khoảng 12 - 15kg/con/tháng. Như vậy, mỗi tháng đàn bò 20 con đem lại giá trị 22 - 25 triệu đồng (với bò sinh sản giá trị còn cao hơn). Sau khi trừ các loại chi phí thức ăn, thuốc thú y… lãi khoảng 12 - 15 triệu đồng/tháng (1 năm cho thu nhập 150 - 180 triệu đồng).
1ha trồng cỏ có thể đủ phục vụ nuôi khoảng 20 con bò, khi đã có sẵn nguồn thức ăn thì nuôi 20 con bò chỉ cần một người chăm sóc. Với những hộ có 1ha trồng cỏ và nuôi bò mỗi năm có thể thu nhập 240 - 270 triệu đồng. Với những nông dân có đủ đất và điều kiện kinh tế phát triển mô hình trồng cỏ và chăn nuôi bò thì đây chính là hiệu quả “kép” mà mô hình đem lại từ cả hai mảng trồng trọt và chăn nuôi (cao hơn hẳn khi chỉ trồng cỏ hoặc chỉ nuôi bò).
Ở các huyện ven biển tỉnh Bến Tre, tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn diễn ra ngày càng khốc liệt khiến không ít người dân phải chia tay với cây lúa để chuyển sang trồng dừa hoặc trồng cỏ nuôi bò, nuôi dê... nhằm cải thiện nguồn thu nhập cho gia đình.
Trồng cỏ nuôi bò là bước đi phát triển lớn trong nhà nông cần được phát triển mạnh tại các địa phương thuần nông để mang lại hiệu quả kinh tế giúp bà con thoát nghèo và tận dụng nguồn quỹ đất lớn để phát triển mô hình nuôi bò theo quy mô trang trại, đó là chiến lược phát triển lâu dài cần được nhân rộng.