Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt trong nông nghiệp

Bệnh đen mang ở tôm

Bệnh đen mang là bệnh thường gặp ở tôm nuôi trong các ao nuôi có môi trường không tốt, mật độ nuôi dày. Đối với tôm hùm, bệnh có thể xuất hiện ở cả tôm con và tôm trưởng thành. Tôm bị đen mang sẽ chậm lớn, chất lượng thịt giảm sút.

Trong ao nuôi tôm mà có tỷ lệ tôm bị đen mang với số lượng nhiều sẽ làm giảm nghiêm trọng lợi nhuận do giá tôm bị bệnh đen mang rất thấp.

>>> Xem thêm: Mô hình nuôi tôm trong ruộng lúa, một vốn bốn lời

tôm bị bệnh mang đen

Tôm nhiễm bệnh có triệu chứng:

mang và vùng mô nối mang với thân có màu nâu hoặc đen, khi nhiễm nặng các phụ bộ, chân và đuôi cũng bị đen. Tôm giảm ăn, chậm lớn, nổi đầu do thiếu oxy, bơi lờ đờ trên mặt nước, dạt vào bờ.

Nguyên nhân của bệnh đen mang:

 là do trong ao tôm có nhiều chất ô nhiễm hữu cơ do thức ăn dư thừa, tảo tàn, đáy ao có nhiều mùn bã hữu cơ, hàm lượng nitrit, nitrat, và các khí độc amonia, H2S cao. Ngoài ra còn do pH nước thấp, trong nước nếu có nhiều ion kim loại nặng (nhôm, sắt), muối của chúng kết tụ trên mang tôm làm chuyển màu đen hoặc do tôm bị nhiễm nấm Fusarium.

Giải pháp:

Khi có hiện tượng bệnh lý xuất hiện cần tìm hiểu xem tôm bị đen mang do nguyên nhân nào. Trước tiên cần cải thiện điều kiện môi trường, để có thể giải quyết được cần dùng hóa chất theo 2 hướng: tiêu diệt mầm bệnh bằng các chất sát trùng và dùng kháng sinh trộn vào thức ăn để diệt tác nhân gây bệnh đen mang trên cơ thể tôm.

Chia sẻ
NỘI DUNG CHÍNH
MỌI NGƯỜI QUAN TÂM

Cộng đồng Yêu nông nghiệp

Chia sẻ các kinh nghiệm trong Kỹ thuật chăn nuôi, Trồng trọt trực tuyến.

@ Kỹ thuật nuôi trồng