Tìm hiểu Kỹ thuật nuôi chó Labrador

Thứ 3, 05/03/2019 | 13:11 GMT+7

Chúng là một trong số các giống chó được nuôi trong gia đình phổ biến nhất trên thế giới. Hãy cùng tìm hiều về các đặc điểm, tính cách, lịch sử giống chó Labrador Retriever và cách nuôi chó Labrador thuần chủng ở Việt Nam.

Lịch sử giống chó Labrador Retriever

Giống chó Labrador Retriver có tổ tiên là Greater Newfoundland, cũng là tổ tiên của giống chó Newfoundland của Canada ngày nay. Greater Newfoundland có một dòng nhỏ hơn gọi là Lesser Newfoundland, hay còn gọi là chó St. John (St. John’s dog) – tổ tiên trực tiếp của chó Labrador hiện đại. St. Johb’s là tổ tiên của 4 giống chó họ Retriever ngày nay là Flat-Coated Retriever, Chesapeake Bay Retriever, Golden Retriever và Labrador Retriever. Trong đó, chó Labrador được cho là gần như nguyên bản và giữ lại được nhiều đặc điểm của chó cổ St. John nhất.

>>> Xem thêm:  Kỹ thuật nuôi chó Chow Chow thuần chủng

Tìm hiểu Kỹ thuật nuôi chó Labrador

Những chú chó Labrador đầu tiên được nhập khẩu từ Newfoundland vào châu Âu vào năm 1830. Giới quý tộc nhanh chóng phát hiện ra giống chó này rất giỏi trong việc tìm kiếm phát hiện con mồi và tha những con mồi lớn về cho chủ, nhất là các con mồi ở những vùng ngập nước, nên được nhân giống rộng rãi làm chó săn cho giới quý tộc. Chúng cũng thường được sử dụng trên các tàu cá ở châu Âu, nhất là trong các đoàn tàu cá của ngư dân Bồ Đào Nha.

Trong suốt thế kỷ 18 và 19, chó Labrador rất được các thủy thủ trên các tàu cá ưa chuộng do chúng mạnh mẽ, chăm chỉ, rất đáng tin cậy và dễ huấn luyện. Chúng có thể phụ giúp việc kéo lưới trên thuyền, thậm chí có thể nhảy xuống nước biển lạnh để lùa cá vào lưới và gỡ lưới, sau khi cập bến, chúng còn giúp các thủy thủ kéo lưới và cá về nhà. Đặc điểm của chó Labrador cũng thích nghi hoàn hảo với khí hậu lạnh ở biển Đại Tây Dương và việc lênh đênh trên các tàu cá nhiều ngày trời.

Đến gần cuối thế kỷ 19, vào những năm 1880, chính quyền Newfoundland (Canada) ra đời và chú trọng phát triển ngành chăn cừu. Những chú Labrador Retriever là mối đe dọa lớn nhất với các đàn cừu nên đã ra luật mỗi gia đình chỉ được sở hữu 1 chú chó Lab, và phải đóng thuế cho chó Lab cái. Thêm vào đó, chính phủ Anh thời kỳ này ra luật rất khắt khe với những chú chó ngoại nhập như phải có giấy phép nhập chó, phải đóng thuế cao và phải giữ lại ít nhất nửa năm để theo dõi trước khi được về nhà do lo sợ các bệnh ngoại lai lây nhiễm trên chó bản địa.

Chính vì những đạo luật khắt khe này nên chó Labrador gần như đã tuyệt chủng ở Newfoundland và cũng rất hiếm xuất hiện ở Anh cũng như các nước châu Âu khác vào cuối thế kỷ 19 và đầu 20. Để bảo tồn giống, những chú chó Lab còn lại buộc phải cho lai với các giống chó khác ở châu Âu như Setter, Spaniel,… Vì vậy chó Labrador Retriever ngày nay khác nhiều so với tổ tiên của chúng. Những cuộc tình ngang trái giữa Lab nguyên thủy và các giống chó châu Âu cũng cho ra đời những giống chó Retriever khác, trong đó có người anh em rất gần gũi Golden Retriever.

Trong những năm 20 và 30, chó Labrador được nhập khẩu rất nhiều vào Mỹ và bắt đầu thời kỳ “bùng nổ dân số” của chó Lab. Với những đặc điểm tính cách đặc biệt thích hợp để làm chó nuôi bầu bạn trong gia đình, chó Lab nhanh chóng trở nên rất phổ biến tại Mỹ và hiện là giống chó được nuôi nhiều nhất trong các gia đình Mỹ. Ngoài làm thú cưng, chó Lab cũng được huấn luyện nghiệp vụ để đánh hơi chất nổ, ma túy, tìm kiếm đồ vật, canh gác và giúp đỡ người mù.

Đặc điểm chó Labrador Retriever thuần chủng

Giống chó Labrador Retriever có 2 giống là Lab Anh và Lab Mỹ. Trên thế giới thì Lab Mỹ phổ biến và có số lượng vượt trội hơn cả. Labrador cả 2 giống đều có thân hình dài, chắc khỏe và cơ bắp. Chiều cao phổ biến từ 50 – 60cm, cân nặng từ 25 – 35kg. Đầu chúng rộng, mõm dài dài vuông vức, răng sắc nhọn và hàm rất khỏe, có khả năng tha những con mồi lớn. Mũi chúng rất lớn, có màu đen hoặc màu socola và cực kỳ nhạy mùi, có thể phát hiện ra mùi con mồi từ hàng trăm mét, đây là đặc điểm chung của hầu hết giống chó Retriever.

Tai Lab dài và luôn cụp ở 2 bên đầu. Mắt chúng màu nâu đen hoặc màu hạt dẻ. Cổ chúng dày, gân guốc và rất mạnh mẽ. Cơ bắp ở đùi, hông và ngực rất phát triển, thêm vào đó cấu trúc xương các chi rất chắc chắn giúp chúng có khả năng bứt phá về tốc độ. Giữa các ngón chân có một lớp màng mỏng nên chúng có thể bơi lội dễ dàng, đây là đặc điểm được những người đi biển rất yêu thích ở giống chó này. Ở châu Âu hiện nay, chó Lab vẫn phục vụ trên các chuyến tàu cá cho những chuyến đi biển dài ngày.

Lông lab ngắn, bó sát da và cứng. Lông có 3 màu phổ biến nhất là socola, đen và vàng, màu vàng là phổ biến hơn cả. Ngoài ra còn có màu lông rất hiếm gặp khác là màu bạc và xám, tuy nhiên không được công nhận là Lab thuần chủng. Lông Lab có 2 lớp, lớp ngoài thô cứng, lớp bên trong rất dày, mềm và hoàn toàn không thấm nước, vừa giúp chúng giữ nhiệt tốt, vừa giúp chúng bơi lội hoàn hảo trong môi trường lạnh giá. Chó Lab không cẩn phải chăm sóc lông nhiều, tuy nhiên chúng rụng lông vào mùa xuân và hè nên việc dọn dẹp khá vất vả vào thời gian này.

Labrador cũng nổi tiếng là giống chó khỏe mạnh, chúng hầu như không gặp phải các bệnh di truyền đặc trưng do trước khi được phát hiện ở Newfoundland, giống chó này đã trải qua nhiều thế hệ trọn lọc tự nhiên giúp loại bỏ các gen lỗi, chỉ để lại các cá thể khỏe mạnh nhất, thích nghi tốt nhất với môi trường khí hậu khắc nhiệt của Newfoundland. Nếu được chăm sóc tốt, Labrador có thể sống tới 12 năm.

Tính cách chó Labrador

Labrador nổi tiếng là giống chó thông minh, nhanh nhẹn và đặc biệt trung thành. Một chú Labrador thường chỉ trung thành với một người chủ duy nhất (thường là người nuôi chúng lớn). Đây là giống chó rất tình cảm, chúng có thể phải trải qua một khoảng thời gian bị sốc và rất khó khăn nếu phải đổi chủ khi đã trưởng thành. Chúng cũng là giống chó rất chăm chỉ và tận tụy trong công việc (từ “Labrador” xuất phát từ tiếng Bồ Đào Nha có nghĩa là “người giúp việc chăm chỉ”).

Labrador thất thân thiện và gần gũi với con người, số vụ Lab tấn công người vô cớ trên thế giới được ghi nhận trong 10 năm qua chỉ đếm trên đầu ngón tay. Các vụ tấn công chủ yếu là do bị khiêu khích, xâm phạm tài sản cá nhân hoặc tấn công chủ của chúng. Lab là giống chó cực kỳ đáng tin cậy khi cho chơi cùng trẻ nhỏ và các vật nuôi khác, chúng chung sống hòa thuận và hiếm khi xảy ra đánh nhau. Vì những phẩm chất tuyệt vời này mà trong suốt nhiều thập kỷ, Labrador Retriever luôn là giống chó được nuôi nhiều nhất trên thế giới, ( vị trí thứ 2 thuộc về người anh em họ thân thiết nhất của chúng, chó Golden Retriever).

Nuôi chó Labrador nên để chúng được vận động thường xuyên, do đây là giống chó lao động mạnh mẽ, chúng luôn thừa năng lượng, thích được làm việc và chạy nhảy. Nên dành thời gian ít nhất nửa tiếng mỗi ngày để cho chúng đi dạo, chạy hoặc chơi các môn thể thao như bắt bóng, bắt gậy, bắt đĩa trên không hoặc bơi. Lab rất ngoan nên nếu không được chơi đùa thường xuyên, chúng cũng không có biểu hiện phá phách, sủa dai dẳng hay cắn xé như nhiều giống chó lao động khác.

Chia sẻ

Chó cảnh

Lợi nhuận cao từ nghề nuôi chó cảnh
Lợi nhuận cao từ nghề nuôi chó cảnh

2749 view | Thứ 4, 07/08/2019 | 09:06 GMT+7

Hướng dẫn cách huấn luyện chó con căn bản
Hướng dẫn cách huấn luyện chó con căn bản

3457 view | Thứ 4, 31/07/2019 | 11:49 GMT+7

Cách nuôi và chăm sóc chó chăn cừu Đức
Cách nuôi và chăm sóc chó chăn cừu Đức

1253 view | Thứ 4, 31/07/2019 | 10:45 GMT+7

Cách tắm cho chó Corgi và vệ sinh cơ thể đúng cách
Cách tắm cho chó Corgi và vệ sinh cơ thể đúng cách

1602 view | Thứ 5, 18/07/2019 | 14:31 GMT+7

Lựa chọn nuôi giống chó cảnh "bình dân" phù hợp
Lựa chọn nuôi giống chó cảnh "bình dân" phù hợp

1527 view | Thứ 5, 18/07/2019 | 09:00 GMT+7

Hướng dẫn trồng chuối Laba cho năng suất cao
Hướng dẫn trồng chuối Laba cho năng suất cao

48 view | Thứ 2, 11/11/2024 | 08:35 GMT+7

Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa
Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa

69 view | Thứ 7, 02/11/2024 | 08:29 GMT+7

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa loa kèn
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa loa kèn

62 view | Thứ 2, 14/10/2024 | 08:12 GMT+7

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây địa liền
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây địa liền

73 view | Thứ 2, 07/10/2024 | 08:43 GMT+7


TOP VIEW